HOA MÀO GÀ & BÀI THUỐC

Thông tin và bài thuốc đã được xác nhận theo nguồn nam dược của GS. Đỗ Tất Lợi.

Hoa mào gà trắng còn có tên là mồng gà trắng, lã kê quan, đuôi lươn, thanh tương tử. Tên khoa học là Celosia Argentea.

Còn mào gà đỏ có tên là mồng gà đỏ, kê quan hoa, kê đầu. Tên khoa học của loại hoa mào gà đỏ là Celosia Cristata.

Vị dùng làm thuốc chính yếu là hạt được phơi khô hoặc sấy khô của loài hoa này.

Hoa mào gà là loại cây mọc quanh năm, phân bố khắp nơi trên nước ta, có nguồn gốc từ Ấn Độ. Hoa mào gà trắng có thân thẳng đứng, nhiều cành, cao từ 0,3 đến 1 mét. Lá mọc so le, hình mác, đầu nhọn. Hoa mào gà trắng không có cuống, có nhiều hạt. Hạt thường có màu đen hoặc nâu đỏ, mặt bóng, kích thước cỡ một mi-li-mét. Khi soi bằng kính lúp, có thể thấy các đường vân trên bề mặt hạt.

Mào gà đỏ cũng mang những đặc điểm giống hoa mào gà trắng nhưng phần gốc lá thường có bản to hơn mào gà trắng. Cuống hoa mào gà đỏ rất ngắn, gần như không có, hoa hình vại, mép loe ra, tạo thành đường gấp gợn sóng. Hạt của hoa mào gà đỏ to hơn hạt hoa mào gà trắng.

Cả hai loại hoa mào gà hạt đều có chất béo.

Nghiên cứu dược tính

  • Kháng khuẩn: Nghiên cứu cho thấy chất chiết xuất từ lá của cây mào gà có chất kháng khuẩn.
  • Kháng viêm: Nước chiết xuất của hoa mào gà có tác dụng chống di căn. Từ đây có thể cung cấp cơ sở cho việc chống di căn trong bệnh ung thư.
  • Lành vết thương: Trong lá cây mào gà có chất làm lành vết thương đây là nguyên nhân người dân ở nhiều nơi dùng lá này đắp vào các vết thương
  • Chống tiêu chảy: Cồn được chiết xuất từ lá của loại cây này giúp chống lại bệnh tiêu chảy.

Công dụng

Hoa mào gà trắng có vị đắng, hơi hàn. Có tác dụng khử phong nhiệt, thanh can hỏa, làm sáng mắt. Thuốc này còn dùng cầm máu, chữa tiêu chảy, lỵ, lòi dom, chảy máu ruột, thổ huyết, tử cung xuất huyết, bệnh về gan và mắt…

Hoa mào gà đỏ có vị ngọt, tính lương. Dùng chữa bạch lỵ, thanh nhiệt, trĩ chảy máu…và nhiều bài thuốc khác như hoa mào gà trắng.

 

Cây thuốc và vị thuốc-Đỗ Tất Lợi

Ở các nước châu Á người ta dùng hạt hoa mào gà lượng nhỏ, hãm trong nước sôi, uống như uống trà. Lá non, chồi non có thể ăn được như một loại rau, nó chứa protein và vitamin.

Tại Ấn Độ hạt hoa mào gà được dùng để trị tiêu chảy và tiểu khó.

Mexico dùng hoa mào gà để trị chứng sốt xuất huyết.

Các bài thuốc

  1. Chữa lòi dom, ra máu: Sắc cả hoa và hạt uống. Ngày dùng 8g -15g. Có thể phơi khô tán mịn, chế thành thuốc viên, chia nhiều lần uống trong ngày. Liệu trình điều trị có thể kéo dài tới khi khỏi hẳn.
  2. Chữa dạ dày, xuất huyết tử cung, lỵ, kinh nguyệt kéo dài: Dùng hoa mào gà đỏ 10g sấy khô tán nhỏ (nếu tươi dùng 25g -30g). Chia làm nhiều lần uống trong ngày, mỗi lần uống 1-2g. Có thể uống cho tới khi khỏi hẳn.

 Cây thuốc và vị thuốc-Đỗ Tất Lợi

  1. Đỏ mắt sưng đau, chảy nước mắt thường xuyên kèm với đau đầu: Dùng 6g hạt hoa mào gà, 6g dâu tằm, hoa cúc, mộc tặc thảo. Sắc uống mỗi ngày cho đến khi khỏi hẳn. Nếu dùng cho người già, nên giảm lượng hạt hoa mào gà còn một nửa.
  2. Chữa vết thương, vết loét: Dùng thân cây hoặc lá cây mào gà, giã nhuyễn đắp vào vết thương. Dùng cho đến khi vết thương lành hẳn.
  3. Chảy máu cam: Dùng hạt hoa mào gà, giã nhuyễn, đắp vào mũi khi bị chảy máu cam, sau ít phút sẽ cầm máu.
  4. Chữa kiết lỵ: Sắc hạt hoa mào gà với đường, 3 phần nước sắc còn 1 phần. Dùng uống cho đến khi khỏi.
  5. Chữa viêm giác mạc: Dùng 15g hạt hoa mào gà nấu với thịt gà lượng tùy ý, ăn cho đến khi thấy thuyên giảm.
  6. Chữa tăng huyết áp: Dùng 30 g hạt hoa mào gà, 1 chén nước nóng, chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống cho đến khi huyết áp ổn định trở lại.
  7. Giải độc, chữa xơ gan cổ trướng: Chuẩn bị 20g hoa mào gà, 100g gan lợn, 30g đường. Đặt hoa mào gà trong một túi vải, gan lợn rửa sạch thái mỏng, thêm đường, 200ml nước, đôi sôi với lửa lớn. Sau đó ninh trong 50 phút với lửa nhỏ, dùng trong ngày. Dùng thường xuyên cho đến khi thấy thuyên giảm.

Lưu ý:

Loại dược thảo này có tác dụng mạnh lên cơ quan mắt. Nó làm đồng tử mở rộng. Nên đối với bệnh nhân tăng nhãn áp tuyệt đối không dùng, hoặc người đang dùng thuốc điều trị tăng nhãn áp. Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

 

 

 

2.223 views

Trả lời Mori Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    1. Cảm ơn Hải. Mỗi lần bạn đọc quan tâm Linh lại có thêm động lực để viết, để chia sẽ thêm những điều mình biết đến các bạn. Cũng nhờ khoảng thời gian cộng tác viết bài sức khỏe cho tạp chí tt&GĐ nên Linh có nhiều thông tin bài thuốc về thực vật.