HOA BÁCH HỢP & BÀI THUỐC

 

Bách hợp phổ biến không chỉ vì là vị thuốc, trong dân gian bách hợp được biết đến như loài hoa đẹp tao nhã. Bách có nghĩ là trăm, hợp nghĩa là kết hợp lại, đây là tên dùng để nói về củ của loài hoa này. Củ của hoa này gồm nhiều lớp như vảy cá kết hợp với nhau tạo thành. Củ có màu trắng hoặc hơi vàng nhạt. Trong đông y gọi củ hoa này là dò.

Bách hợp được trồng bằng củ như hành, tỏi. Bách hợp còn có tên là tỏi rừng. Tên khoa học của loài hoa này là Lilium Brownii F.

Bách hợp là một loại cây thân thảo, cao độ 60-90 cm. Ngày trước bách hợp là loại cây mọc hoang trong rừng, nay do nhu cầu sử dụng loài hoa này đã được đưa vào trồng thành từng khu rộng lớn để thu hoạch. Lá bách hợp hình mác, dài; hoa không mọc riêng lẻ, mà tập trung từ 2-6 hoa trên phía đầu cành, hình loa kèn, có 6 cánh màu trắng, cuống hoa dài từ 4-5 cm.

Vị dùng làm thuốc chính là dò, sau khi đào lên rửa sạch đất, bóc ra từng phiến, hãm vào nước sôi khoảng 5-10 phút (lâu quá sẽ bị nhũn) mang phơi hoặc sấy khô.

Cây thuốc và vị thuốc – Đỗ Tất Lợi

Bách hợp là một trong những cây trồng lâu đời nhất trên thế giới. Có nguồn gốc từ Đông Nam Á, nay hoa này được tìm thấy trên toàn thế giới, được sử dụng trong các chế phẩm thảo dược và các loại thuốc trong nhiều thế kỷ.

Lợi ích sức khỏe

Bách hợp có chứa tinh bột, đạm. Dùng làm thực phẩm, ăn như một loại rau. Ở Trung Quốc nó được dùng như rau tươi, có vị ngọt nhẹ, khi ăn không quá mềm mà hơi giòn giòn giống với đậu hà lan hay củ sen. Ngoài ra chúng còn chứa một lượng nhỏ canxi, sắt, phốt pho, vitamin B1, B2, C. Có thể nấu thành món ăn như chiên xào hay nấu súp.

Tính bổ dưỡng của nó giúp bạn ngủ ngon giấc và trị chứng bồn chồn khó chịu.

Loại thảo dược này khi kết hợp với một số thảo mộc khác , dùng như trà cũng trị được các chứng nghẹt mũi, hắt hơi, chảy nước mắt, ngứa.

Lợi ích cho tim, phổi: Y học cổ truyền cho rằng, bách hợp mang lại lợi ích cho tim và phổi. Nó có thể làm dịu cổ họng, giảm ho, trợ tim, chữa chứng tim đập nhanh. Bách hợp còn chữa chứng bồn chồn, dễ cáu gắt. Trong các trường hợp này có thể dùng từ 10 – 30 g bách hợp sắc uống. Tuy nhiên nếu tình trạng nghiêm trọng, bạn bị ho kéo dài và nhiều đờm thì có thể nâng lượng thuốc lên đến 200 g.

 

Cây Ý dĩ cho ra hạt Ý dĩ, dân gian còn gọi là hạt bo bo

Công dụng

Theo đông y, bách hợp có vị đắng, tính hàn. Có tác dụng nhuận phế trừ ho, tịnh tâm, an thần, thanh nhiệt, lợi tiểu. Dùng chữa các bệnh như ho có đờm, viêm phí quản, thổ huyết, suy nhược thần kinh, tim đập mạnh , phù thũng…

Các bài thuốc

Chữa đau ngực thổ huyết: Dùng bách hợp tươi, lượng khoảng 1 củ, rửa sạch, giã lọc lấy nước uống trong ngày. Có thể uống cho tới khi khỏi hẳn.

Chữa viêm phế quản, các chứng ho: Bách hợp 30 g, mạch môn đông còn gọi là lan tiên (loại cây này mọc thành bụi nhỏ, thường được trồng làm cảnh) 10 g, bách bộ hay còn gọi là dây ba mươi hoặc củ rận trâu ( theo học viện quân y) 8 g, thiên môn đông (cây này thường sử dụng trong trang trí hoa, cây cảnh 10 g, vỏ hoặc rễ cây dâu tằm 12 g, ý dĩ nhân 15 g. Cho thêm 1000 ml nước sắc còn 400 ml. Chia làm 3 lần uống trong ngày. Liệu trình kéo dài cho đến khi khỏi bệnh.

 

Cây bách bộ

Thiên môn đông

Cây mạch môn 

Cây thuốc và vị thuốc – Đỗ Tất Lợi

 

Chữa vết thương: Bách hợp đã được sấy khô, nghiền thành bột mịn, dùng trực tiếp ngoài da có thể dùng để trị vết thương. Có thể dùng đến khi vết thương lành hẳn.

Tăng cường sức khỏe cho tim, phổi: Dùng một quả lê nâu, cắt đầu (giữ lại phần đầu này để dùng như là cái nắp) nạo bỏ bớt phần ruột, cho vào bên trong quả lê một ít bách hợp. Đậy phần nắp ban đầu lại. Hấp quả lê khoảng 30 phút cho đến khi lê chín mềm. Sau đó dùng cả quả. Phương pháp này đơn giản nhưng mang lại cảm giác khỏe khoắn, vì bản thân quả lê đã chứa nhiều vitamin và dinh dưỡng.

Lưu ý:

  • Không sử dụng bách hợp cho người bị tiêu chảy
  • Không dùng cho người bị trúng hàn
  • Hỏi ý kiến bác sĩ và tìm hiểu thông tin trước khi sử dụng
  • Chỉ dùng làm thực phẩm các củ bách hợp được đóng góp bày bán trong siêu thị thực phẩm

Tránh nhầm bách hợp với cây tỏi voi hay loa kèn đỏ (Amaryllis Belladona SW). Những loại này uống vào sẽ bị nôn.

Cây thuốc và vị thuốc – Đỗ Tất Lợi

2.625 views

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *