BẤT NGỜ VỚI BÀI THUỐC QUÝ TỪ VE SẦU

Thông tin & bài thuốc trong bài viết đã được xác nhận theo nguồn “Cây thuốc & vị thuốc-GS.Đỗ Tất Lợi”.

 

Không chỉ được phong tặng danh hiệu “nghệ sĩ âm nhạc vĩ đại nhất thế giới côn trùng”, ve sầu còn được dùng làm thuốc. Có khoảng 1500 loài ve sầu trên thế giới, chủ yếu phân bố ở vùng nhiệt đới. Vòng đời ve sầu kéo dài khoảng vài năm dưới lòng đất, cũng có loài sống đến 17 năm. Sau đó chúng chui lên, lột xác và bắt đầu vòng đời ngắn ngủi của mình trên mặt đất. Ve sầu đực có nhiệm vụ “ca hát” và ve sầu cái thì thực hiện nhiệm vụ sinh sản.

Mỗi con cái có thể đẻ 400-600 trứng. Vào ngày mưa, nước mưa làm ướt màng phát ra âm thanh của ve sầu, nên chúng thường “hát” ở một nơi đầy nắng và chỉ vào những ngày nắng. Từ tháng 3 đến tháng 6, bạn có thể nhặt phần xác đã lột của ve sầu để làm thuốc.

Thu lượm xác ve

Trong đông y, ve sầu được sử dụng làm thuốc. Vị thuốc được sử dụng ở đây chính là xác lột của con ve sầu.  Còn có tên là thuyền thoái, thiền thoái, thiền xác, thiền thuế. Thiền có nghĩa là con ve, thuế là xác. Tên khoa học của ve sầu là Periosttracum cicadae.

Ve sầu là một loại sâu bọ có vỏ cứng, có đốt. Con đực giao cấu xong thì chết, con cái đẻ trứng ở dưới vỏ cây hoặc khe đá. Khi mới nở, ve sầu con chưa có cánh, sống dưới đất, sau khi lột xác, chúng có cánh và sống trên cây.

Ve sầu có nhiều ở các vùng rừng núi, thành phố, ở những nơi có cây to. Thu hoạch thiền thoái vào mùa hè, trên cây to hoặc trên mặt đất. Có những nơi sau một trận mưa to mùa hè, xác ve trên cây bị gió mưa làm rơi xuống, nước cuốn trôi theo dòng suối bị các cành lá cây giữ lại. Lấy rổ vớt hoặc nhặt lấy loại bỏ rác, tạp chất, rửa sạch chúng và mang phơi khô. Mỗi kilôgam có ước chừng khoảng 6000-7000 xác ve.

Cây thuốc và vị thuốc – Đỗ Tất Lợi

Xác lột của ve sầu rỗng bên trong, rất mỏng manh, có màu vàng hoặc nâu nhạt. Hình dáng xác lột giống hoàn toàn với ve sầu sống, chỉ khác trên lưng có đường nứt để ve sầu chui ra khi lột xác.

Nghiên cứu

  1. Nghiên cứu cho thấy rượu ngâm xác lột của ve sầu làm giảm đau và bớt co giật ở thỏ bị nhiễm uốn ván.

 Một thí nghiệm khác cũng được tiến hành: Người ta dùng 36 con chuột, 6 con mỗi nhóm ngẫu nhiên. Sau đó dùng nước sắc các bộ phận khác nhau của xác lột ve sầu, tiêm vào tĩnh mạch đuôi chuột. Kết quả sau 24 giờ, không có bất kì con chuột nào tử vong. Người ta bắt đầu thí nghiệm lại và cho tăng gấp đôi liều lượng ban đầu nhưng các con chuột vẫn được an toàn. Điều này chứng tỏ rằng xác lột của ve sầu khá an toàn để sử dụng.

  1. Xác lột ve sầu có công dụng chống co giật. Rượu ngâm xác lột của ve sầu có thể kéo dài sự sống trung bình của thỏ đã nhiễm uốn ván. Bên cạnh đó làm giảm bớt co giật uốn ván, ức chế sự hoạt động tự phát ở chuột và có tác dụng an thần khi được sử dụng cùng với các thuốc benzodiazepine – loại thuốc gây ngủ.

Công dụng

Theo quan niệm của đông y: “con ve là dư khí của cây sinh ra, chỉ uống gió ăn sương mà sống” nên có những năng lực sau đây:

  • Thể ve nhẹ nên chữa các chứng phong nhiệt ở can kinh (thuộc gan).
  • Tính hay thoát ra, đổi lốt cho nên chữa được phụ nữ trở dạ khó đẻ, tan được màng mộng che con ngươi của mắt.
  • Tiếng kêu trong vang cho nên chữa các chứng mất tiếng.
  • Ngày kêu đêm nghỉ cho nên chữa được chứng dạ đề (khóc đêm ở trẻ em).
  • Thiền thuế vị mặn, ngọt, tính hàn. Có tác dụng tán phong nhiệt, giải kinh tuyên phế, thấu đậu chẩn.

Cây thuốc và vị thuốc – Đỗ Tất Lợi

Ngoài ra ve sầu còn dùng trị các bệnh như sốt, phát ban, co giật, viêm kết mạc, đục thủy tinh thể, nhức đầu, viêm thanh quản, giấc ngủ bồn chồn, hay gặp ác mộng. Ve còn được cho là có hiệu quả trong việc điều trị da mẩn đỏ trong giai đoạn đầu của bệnh sởi hoặc thủy đậu. Vị thuốc này còn làm giảm co thắt ở cơ vân, nó cũng giúp trì hoãn truyền tín hiệu thần kinh tại khớp thần kinh cơ, do đó giúp làm giảm co thắt cơ. Từ những tính chất này, ve được bào chế thành thuốc chống co giật và an thần.

Bài thuốc

  1. Trong dân gian người ta dùng xác ve sầu làm thuốc trấn kinh và chữa sốt, kinh giật, kinh phong, co quắp chân tay của trẻ em, ho cảm mất tiếng, viêm tai giữa. Dùng ngoài làm thuốc chữa lở, mắt có màng mộng. Gần đây người ta dùng thiền thuế chữa một số trường hợp uốn ván và có kết quả. Dùng 1- 3 g thiền thuế mang sắc nước uống trong ngày (3 phần nước sắc còn 1 phần, chia đều uống trong ngày). Hoặc dùng thiền thuế đã được sấy khô mang tán nhuyễn thành bột. Uống trong ngày liều lượng như trên. Bạn có thể kéo dài liệu trình điều trị cho đến khi khỏi bệnh.
  2. Chữa cảm mạo, viêm phế quản, ho mất tiếng. Dùng thiền thuế 3g, ngưu bang tử 10g, cam thảo 3g, cát cánh 5g, nước 400ml. Sắc còn 200ml. Chia làm 3 lần uống trong ngày. Uống cho đến khi khỏi bệnh.
  3. Chữa sốt, đau họng, mắt kéo mây và làm giảm co thắt. Dùng từ 3 đến 6 gram thiền thuế theo dạng thuốc sắc. Sắc 3 phần nước còn lại 1 phần, với liều lượng trên chia làm 3 lần uống trong ngày. Uống cho đến khi khỏi hẳn.

  1. Chữa khóc đêm ở trẻ em. Dùng 0,25 đến 0,5 g thiền thuế dạng bột nghiền mỗi lần, ngày 2- 3 lần, có thể uống chung với bạc hà để làm dịu và giảm bớt khóc đêm ở trẻ nhỏ. Sau khi cho trẻ uống, bạn theo dõi thấy trẻ giảm khóc thì cho ngừng thuốc.
  2. Chữa sốt, đau nhức khắp người, đau đầu. Dùng 9 g thiền thuế, 12 g cây bạc hà, 18 g thạch cao, và 4,5 g cam thảo. Mang tất cả các vị sắc 3 phần nước còn 1 phần nước. Uống cho đến khi khỏi.
  3. Uốn ván: Đối với bệnh uốn ván, dùng không quá 30 g mỗi ngày dạng thuốc sắc hoặc dạng bột nghiền. Mỗi lần dùng từ 9-15 g, uống chung với rượu vang. Ngày 3 lần, uống cho đến khi khỏi.
  4. Bệnh da dị ứng: Ngày dùng 3 g thiền thuế dạng bột uống với 50 g rượu gạo. Liệu trình có thể kéo dài tới khi khỏi hẳn.

 

Lưu ý:

Không nên dùng thuốc này cho phụ nữ mang thai vì có nguy cơ sẩy thai.

 

 

4.453 views

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *